Nhân vật lịch sử

7 chiến sĩ Hồng quân mang dòng máu Việt trên phòng tuyến Moskva

Ít ai biết rằng, có 7 chiến sĩ Việt Nam đã có mặt trong cuộc duyệt binh lịch sử ngày 7/11/1941 trên Quảng trường Điện Kremlin. Họ tiến thẳng ra mặt trận bảo vệ phòng tuyến Moskva và cùng Hồng quân Xô viết đánh đuổi bọn phát xít Đức cho đến ngày chiến thắng lịch sử 9/5/1945.
331
7 chiến sĩ Hồng quân mang dòng máu Việt trên phòng tuyến Moskva

Một câu nói vô cùng nổi tiếng gắn liền với sự kiện này: “Chúng ta không được chết, cũng không được lùi, vì đằng sau là Moskva.

Cách đây 35 năm, nhân kỷ niệm 40 năm ngày chiến thắng của nhân dân Liên xô chống chủ nghĩa phát xít Đức 1941-1945, Đài Phát thanh Moskva – Ban Tiếng Việt phát động cuộc thi tìm hiểu về Hồng quân Xô viết… Ông Phan Xuân Thành – cán bộ Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, hội viên Chi hội Hữu nghị Việt – Xô đã gửi bài: “Vương Thúc Tình – Chiến sĩ cách mạng Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ thành phố Matxcova – Mùa Đông 1941”. Bài dự thi này làm rung động Đài Phát thanh Moskva và các báo chí Liên xô lúc bấy giờ!

Cuộc duyệt binh huyền thoại trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941
Cuộc duyệt binh huyền thoại trên Quảng trường Đỏ ngày 7/11/1941

Ngay sau đó, nhờ sự vào cuộc của Đài Phát thanh Moskva, Hội Hữu nghị Liên Xô – Việt Nam, các nhà sử học Nga và Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh đã tìm thêm tên tuổi của 4 chiến sĩ quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu trên tuyến phòng thủ Thủ đô Moskva mùa Đông năm 1941.

Ngày 12/12/1986, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô đã có quyết định tặng thưởng Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng Nhất, Kỷ niệm chương chiến thắng phát xít Đức cho 5 chiến sỹ Việt Nam: Vương Thúc TìnhLý Nam ThanhLý Thúc ChấtLý Anh Tạo và Lý Phú San.

Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô về việc tặng thưởng Huân chương Chiến tranh hạng Nhất cho các chiến sỹ quốc tế Việt Nam.
Sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô về việc tặng thưởng Huân chương Chiến tranh hạng Nhất cho các chiến sỹ quốc tế Việt Nam.

Trong số 5 người được tặng huân chương, kỷ niệm chương và truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công, có ông Lý Phú San, tên thật là Lê Phan Chân, quê ở Hà Sơn Bình (nay thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai , Hà Đông, TP. Hà Nội), đã phục vụ trong một quân y viện của một đơn vị Hồng quân Liên Xô vùng ngoại ô Moskva. Ông về nước sau năm 1955, mất năm 1980 tại Hà Nội, thọ 80 tuổi.

4 người còn lại thuộc Trung đoàn quốc tế OMCBON, quê ở Nghệ An, trong đó có 3 người được tổ chức truy điệu, tặng Bằng Tổ quốc ghi công, Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng Nhất và Kỷ niệm chương vào ngày 27/7/1987 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Đó là các ông: Lý Nam Thanh, tên thật là Nguyễn Sinh Thản, sinh năm 1908 tại Làng Sen; Lý Thúc Chất, tên thật là Vương Thúc Thoại, sinh năm 1910 tại Làng Sen; Lý Anh Tạo, tên thật là Hoàng Thế Tự, sinh năm 1910 tại làng Hoàng Trù, tất cả đều ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.

Báo Nghệ Tĩnh số 1155 ra ngày 31/7/1987 đưa tin lễ truy điệu 3 liệt sỹ Nghệ An hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcova năm 1941
Báo Nghệ Tĩnh số 1155 ra ngày 31/7/1987 đưa tin lễ truy điệu 3 liệt sỹ Nghệ An hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Matxcova năm 1941

Qua nhiều cuộc tọa đàm và trao đổi, gặp gỡ và dựa trên những cứ liệu lịch sử khoa học, các nhân chứng lịch sử, cuối cùng đã xác định được Vương Thúc Tình (còn có bí danh là Vương Sĩ), tên thật là Vương Thúc Liễn, sinh năm 1903, trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Cha ông là Vương Thúc Độ, mẹ là Hoàng Thị Đàm. Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác Hồ với bà Hoàng Thị Đàm là chị em con bác, con chú.

Vương Thúc Liễn xuất dương sang Thái Lan cùng với Lê Hồng Phong, Lý Thúc Chất, Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo… Năm 1925, ông sang Trung Quốc được Bác Hồ đặt tên là Vương Sĩ và gửi vào học Trường Quân sự Hoàng Phố. Ông cũng được Bác Hồ gửi sang Liên Xô đào tạo và trở thành người chiến sỹ trong Trung đoàn quốc tế bộ binh cơ giới đặc biệt (OMCBON) trên tuyến phòng thủ thành phố Moskva.

Sau khi quân Đức bị đẩy lùi khỏi phòng tuyến Moskva, Hồng quân Liên Xô đã giành lại thế chủ động tiến công địch trên khắp các mặt trận và bắt đầu phản công bọn phát xít. Đầu Xuân năm 1943, giữa lúc Hồng quân đang tiến mạnh về phía Tây thì có lệnh của lãnh đạo Stalin: “Điều tất cả các cán bộ người phương Đông kể cả những người quê châu Á quay trở lại chuẩn bị chống Nhật ở mặt trận phía Đông”. Vương Thúc Tình đã trở về Việt Nam theo tinh thần trên, nhưng không may khi đi qua Nam Kinh (Trung Quốc) bị bọn Nguyễn Hải Thần mật báo cho đặc vụ Tưởng Giới Thạch bắt và giết hại!

Trong khi tìm kiếm các tư liệu về nhân vật Vương Thúc Tình, tổ nghiên cứu tìm kiếm đã phát hiện tình tiết mới. Theo hồi ký của ông Ivan Ivarốp (người Bungari) – Chỉ huy trưởng Trung đoàn quốc tế OMCBON: “Trong số những người chống phát xít quê ở Đức, Tây Ban Nha, Bungari… biên chế vào các bộ phận của Trung đoàn còn có 6 người Việt Nam”.

Chúng ta đã tìm được 5 người. Vậy còn những người nữa là ai?

Trong các cuộc Hội thảo khoa học: “Những học trò của Bác Hồ đã sống, chiến đấu, học tập ở Liên Xô trước năm 1945” ngày 19/5/1988, Hội Hữu nghị Việt – Xô Nghệ Tĩnh tổ chức đã nêu ra 2 cái tên mới: Đó là Lý Văn Minh và Lý Chí Thống. Đây là 2 người cùng trong nhóm 8 thanh, thiếu niên do Bác Hồ tổ chức, giáo dục để chuẩn bị gửi sang Liên Xô theo Thư gửi của Ủy ban thiếu niên, nhi đồng Liên Xô tháng 7 năm 1926.

Tên tuổi 8 người này được cụ Vương Thúc Oánh – Lão thành cách mạng xác nhận và cung cấp tư liệu cho Ban Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An khi cụ còn sống (Cụ Oánh mất năm 1962). Tên tuổi 8 người này đúng như tư liệu của nhà sử học Nga A. Côbêlev viết trong tác phẩm “Chủ tịch Hồ Chí Minh” xuất bản năm 1980 tại Nga.

Theo hồi ký của Thiếu tướng Lê Thiết Hùng: “Năm 1938, Bác Hồ từ Liên Xô trở về Trung Quốc bắt liên lạc với họ trong các đơn vị giải phóng quân Trung Quốc và gửi họ sang Liên Xô đào tạo. Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô họ đã tham gia chiến đấu bảo vệ Matxcova”.

Bởi vậy, chúng ta có cơ sở để kết luận thêm tên tuổi của 2 chiến sỹ trong Trung đoàn quốc tế do Ivan Ivarốp chỉ huy đó là:

Ông Lý Văn Minh, tên thật là Đinh Chương Long, sinh năm 1912, quê xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cha là Đinh Chương Dương(1885 – 1972) – một nhân sĩ trí thức cách mạng nổi tiếng. Còn ông Lý Chí Thống, tên thật là Ngô Trí Thông, sinh năm 1910, quê ở xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Ngô Trí Tuấn, một Việt kiều yêu nước. Gia đình ông cùng sang Bản Mạy, tỉnh Thakhon Pha nom (Thái Lan) với gia đình ông Lê Hữu Đạt (Bố của anh hùng liệt sĩ Lý Tử Trọng).

Ông Đinh Chương Long (Lý Văn Minh) - Một trong những chiến sỹ Việt Nam chiến đấu trong lực lượng Hồng quân Liên Xô
Ông Đinh Chương Long (Lý Văn Minh) – Một trong những chiến sỹ Việt Nam chiến đấu trong lực lượng Hồng quân Liên Xô

Như vậy, chúng ta có đến 7 chiến sỹ cách mạng Việt Nam tham gia cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức trong những năm 1941 – 1945, đó là: Vương Thúc TìnhLý Nam ThanhLý Thúc ChấtLý Anh TạoLý Phú SanLý Văn Minh và Lý Chí Thống.

———————-

Bài viết được chọn lọc và tổng hợp bởi Lê Tiến Nguyên từ lichsuvietnam, baonghean, bbc.

0 ( 0 bình chọn )

thienvt

https://thienvt.com
thienvt - Founder, coder, ngáo ngơ tại vncrawl.com. Mê code, seo, gái... Thích đủ thứ

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm