“ĐM chúng mày, cút khỏi đất nước tao ngay” và những “tảng đá biết đi, bụi cây biết nói”
Tuy vui mà thật, đó là câu chuyện về lời kể của một cựu binh Mỹ, rằng:
“Kinh nghiệm cho thấy, nếu gặp một hào dã chiến không rõ danh tính hãy bắn chỉ thiên một phát. Nếu có một loạt đạn súng máy như mưa đáp lại thì đó là người Đức. Nếu có vũ khí quăng ra và có tiếng hô đầu hàng, đó là người Ý. Nếu có một tràng hỏa lực súng trường nhanh và chuẩn xác bắn trả, đó là người Anh.
Nếu không có gì xảy ra trong 5 phút, và sau đó vị trí của bạn bị xới tung bởi pháo binh hoặc một cuộc không kích, đó là người Mỹ. Và nếu bạn bị một lượng đông đảo và hung hãn gồm những gã đàn ông không sợ chết xông lên và hét cyka blyat (ĐM mẹ chúng mày), thì đó là người Nga.
Còn nếu bạn không nhận thấy hồi đáp gì từ hào dã chiến. Vậy thì xin chúc mừng bạn! Ngay sau đó bạn sẽ nghe thấy tiếng hô “ĐM chúng mày, cút khỏi đất nước tao ngay”, kèm theo là lưỡi lê AK 47 găm vào người bạn. Đó chính là những “tảng đá biết đi, bụi cây biết nói tiếng Việt” đấy.”
Nguồn gốc của “ĐM chúng mày”
Nhưng có lẽ ít người được biết rằng, xuất xứ của tiếng chửi thề ấy xuất xứ từ những người lính Hồng quân khi xưa. Hoặc giả là có một sự tương đồng, những tiếng thét phẫn nộ khi những con người chiến đấu vì Tổ quốc chống lại kẻ thù xâm lược, nó đều là “ĐM chúng mày“.
Kể các bạn nghe, ngày 22/6/1941, phát xít Đức bất ngờ phát động chiến dịch Barbarossa, dồn toàn lực tấn công Liên Xô ở phía đông. Hơn 3 triệu quân Đức đồng loạt tiến vào lãnh thổ Liên Xô từ 3 hướng, đổ vào một mặt trận kéo dài hàng ngàn km. Đây được coi là chiến dịch đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.
4h00 phút sáng 22/6/1941, gần 9.000 chiến sĩ Xô Viết ở đây đã phải đương đầu với sự tấn công bất ngờ, được sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của 17.000 quân Đức. Đó cũng là thời điểm mở đầu cho Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (1941-1945), cuộc chiến đã lấy đi sinh mạng gần 30 triệu nguời dân của đất nước này.
Dòng chữ nguệch ngoạc có thể khắc bằng lưỡi lê trước giờ ngã xuống: Tôi sẽ chết nhưng không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ quốc.. Thời khắc đó là ngày 20/7/1941, sau gần 1 tháng cầm cự trong pháo đài. Còn nữa, những dòng chữ khác, có thể là ghi bằng máu: “Chúng tôi sẽ chết, nhưng không rời bỏ pháo đài“, “Chúng tôi chỉ có 5 người, sẽ hy sinh vì Stalin“…
Anh dũng là vậy, nhưng do bị bất ngờ do không lường trước được tình hình, Liên Xô liên tiếp bại trận. Các mặt trận vỡ từng mảng lớn. Chỉ một tháng sau khi xảy ra chiến tranh, đại tướng Dmiri Pavlov, chỉ huy mặt trận phía Tây và một số tướng lĩnh đã bị xử bắn vì đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Cuối tháng 9/1941, quân Đức đã đã bao vây phía Bắc Leningrad và tiến đến vùng ngoại ô Moskva. Người Đức đã chiếm được 500.000 dặm vuông lãnh thổ Liên Xô với số dân hơn 75 triệu người.
Hitler và Đức Quốc Xã cứ ngỡ rằng bọn chúng sẽ có được chiến thắng dễ dàng. Nhưng không, giữa tháng 9, tướng Zhukov được giao chỉ huy tập đoàn quân Leningrad. Toàn bộ Liên Xô đã “Quyết tử để bảo vệ Tổ quốc vĩ đại“.
Rốt cục, phát xít Đức bị sa lầy ở Nga, đặc biệt là chiến dịch Stalingrad – thành phố mang tên lãnh tụ Liên Xô bấy giờ. Giao tranh giữa mùa đông ở Stalingrad diễn ra hết sức khốc liệt, hai bên giành giật từng căn nhà, từ mét vuông lãnh thổ. Giao tranh khốc liệt khiến con số người bỏ mạng mỗi tuần ở cả hai bên lên tới hàng chục ngàn người.
Cuộc tổng phản công bảo vệ thủ đô Moskva được bắt đầu vào tháng 12/1941. Có một câu nói nổi tiếng trong thời kỳ này “Nước Nga vĩ đại, nhưng không thể lùi đâu được nữa. Phía sau là Moskva“. Đến tháng 1/1942, quân Đức đã bị đánh bật ra khỏi thủ đô từ 150-300 km.
Cuối cùng, Hồng quân Liên Xô đã chiến thắng. Nhiều người nói rằng, Đức Quốc Xã thua bởi mùa đông khắc nghiệt ở Stalingrad, nhưng đó là nhận định sai lầm.
Mùa đông khắc nghiệt chỉ góp phần nhỏ vào chiến thắng của Hồng quân Xô Viết, yếu tố cốt lõi đó chính là Tinh thần dân tộc của người Liên Xô, với Stalin – biểu tượng tinh thần và sự chỉ huy sáng suốt của tướng Zhukov, mà sau này ông đã được Stalin phong hàm Nguyên soái, là người đầu tiên được phong Nguyên soái trong chiến tranh.
Các sử gia hiện đại sau này đều cho rằng trận Stalingrad chính là bước ngoặt thay đổi cục diện chiến tranh Xô – Đức mà tướng Zhukov chính là người đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên, Nguyên soái Zhukov đã nói rằng lãnh tụ Stalin mới chính là người đóng góp vai trò lớn nhất trong chiến thắng năm ấy.
Từ trận Stalingrad, các tướng lĩnh Liên Xô mỗi khi dẫn quân lính xông lên tấn công đều hô vang: Vì Tổ quốc, vì Stalin vĩ đại. Mà sau đó, Nguyên soái Yazov đã tâm sự, rằng: “Tổ quốc và Stalin là hai khái niệm không thể tách rời đối với những người lính chúng tôi ngoài mặt trận.”
Tức là về mặt tinh thần, lãnh tụ Stalin vẫn luôn hành quân cùng những người lính Xô Viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Sau này, để bôi nhọ Stalin, truyền thông Mỹ và phương Tây nói rằng đó là “sùng bái lãnh tụ“, chúng còn nói rằng đó là “đặc sản của Cộng sản“, là biểu hiện của những người bị tẩy não.
Đám người ngu dốt ấy đâu hiểu được sức mạnh của thứ gọi là tinh thần và lý tưởng. Những con người sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc.
Có một chi tiết thú vị, đó chính là trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các chiến sĩ Hồng quân ở các mặt trận Brest, Stalingrad… đã chủ động xông lên dùng lê, dao găm, xẻng quân dựng đánh giáp lá cà với quân Đức, bởi những nơi đó pháo binh, máy bay và xe tăng nhiều khi không giải quyết được bất cứ điều gì, hoặc là việc sử dụng chúng có thể gây ra tổn thất cho chính các chiến sĩ Hồng quân.
Dưới giao thông hào, khi nghe chỉ huy hô “Vì Tổ quốc! Vì Stalin“, các chiến sĩ đồng loạt hô “Ura” và ào ạt xông lên vào trận chiến sinh tử với kẻ thù. Vào trận chiến đẫm máu đúng nghĩa.
Lời hô khi xung trận “Ura” là phổ biến, nhưng theo nhiều văn bản và lời kể lại, tại rất nhiều cuộc chiến đấu, các chiến sĩ Hồng quân đã hô to Cyka Blyat (ĐM chúng mày! – nghĩa tiếng Việt) và dũng mãnh vào trận chiến đấu. Sở dĩ người ta không đưa nó vào văn bản chính thức là bởi sự thô tục của tiếng chửi thề khi Hồng quân xung trận.
Tượng đài Mẹ Tổ quốc
Tượng đài Mẹ Tổ quốc là một trong những tượng đài cao nhất thế giới mà Liên Xô đã xây dựng để khắc ghi cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của họ. Và nhà điêu khác Vuchevich sinh năm 1908, đã từng tham gia chiến đấu trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, chính là tổng công trình sư của tượng đài kỳ vĩ ấy.
Tượng đài Mẹ Tổ quốc của ông đúng là một kiệt tác nghệ thuật. Nhưng lần nọ, khi viện sĩ Andrey Sakharov ngồi trò chuyện với Vuchetich về tượng đài này, Vuchetich kể: “Các vị cấp trên hay hỏi tôi tại sao lại tạc khuôn mặt người phụ nữ (Mẹ Tổ quốc) há mồm, không đẹp“, tôi đã trả lời “Đó là vì Người đang thét lên: Vì Tổ quốc! ĐM chúng mày!“.
Đó chính là tiếng hô xung trận quyết tử của các chiến sĩ Hồng quân, để lao vào trận chiến cuối cùng với kẻ thù. Trận chiến cuối cùng, như lời một bài hát, đó là trận chiến khó khăn nhất…
Последний бой – он трудный самый.
А я в Россию, домой, хочу,
Я так давно не видел маму.
А я в Россию, домой, хочу,
Я так давно не видел маму
Tạm dịch:
Trận chiến cuối cùng – đó là trận chiến khó khăn nhất
Tôi muốn về nhà, về nước Nga xiết bao
Đã lâu rồi tôi không gặp Mẹ
Tôi muốn về nhà, về nước Nga xiết bao
Đã lâu rồi, tôi không gặp Mẹ
Đế quốc có thể chiến thắng một đội quân, chứ không thể chiến thắng được một dân tộc. Những con người sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc!
Gió Đông Lào
————————–
Bài viết tham khảo tư liệu từ Phan Việt Hùng