Lịch sử Việt Nam

Giải độc tin đồn năm 2020 về mật ước “Hội nghị Thành Đô”

Thực sự có hay không một cái gọi là mật ước Thành Đô mà qua đó cho phép biến Việt Nam thành một khu tự trị của Trung Quốc trong bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và làm rõ.
554
Giải độc tin đồn năm 2020 về mật ước "Hội nghị Thành Đô"

Những tin đồn về mật ước Thành Đô

Năm 2010, trên internet lan truyền tin giả kể rằng WikiLeaks công bố “tài liệu tuyệt mật” cho biết, đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành “khu tự trị” của nước ngoài. Dù sau đó người đưa ra tin giả này khẳng định đây chỉ là bịa đặt, thì đến nay, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn sử dụng để vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Và đáng tiếc, một số người đã tin theo, rồi có phát ngôn, hành động thiếu chín chắn…

Trước hết để tiện cho các bạn theo dõi chúng ta cùng tóm tắt hội nghị Thành Đô, cho đến năm 1989 xung đột biên giới Việt-Trung đã kéo dài 10 năm sau một thời gian được vận động hành lang lãnh đạo cấp cao trung quốc là Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã gửi lời mời Tổng bí thư và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng của Việt Nam là Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười sang Trung Quốc bí mật tiếp xúc cấp cao để bàn việc bình thường hóa quan hệ và bàn việc xử lý vấn đề Campuchia.

Trung Quốc lấy lý do là đang Đại hội Thể thao châu Á tổ chức ở Bắc Kinh nên chuyển địa điểm tiếp xúc cấp cao sang thành phố Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên, ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 9 tại khách sạn Kim Ngưu thành phố Thành Đô, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc gồm tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đã tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao Việt Nam gồm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười và cố vấn Ban chấp hành Trung ương Phạm Văn Đồng.

Nội dung cụ thể của hội nghị Thành Đô đến nay chưa được công bố nhưng trên mạng internet thì có khá nhiều đồn đoán nói rằng trong Hội nghị Thành Đô Trung Quốc cho Việt Nam “30 năm để chuẩn bị các công việc nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 trở thành một khu tự trị của Trung Quốc”. Mình sẽ diễn dẫn 2 bài viết từ thành phần chống Cộng và chứng minh nó chỉ là bịa và rất mâu thuẫn.

Một trang blog có tên là dân chúng làm báo của tác giả Lê Duy San , trong bài viết nói rằng “Đảng Cộng Sản Việt Nam xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh. Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (!?) “

Hai là chính bài viết của Lê Duy San trích dẫn thêm một bài viết khác của tác giả Huỳnh Tâm trên blog Dân làm báo nói rằng hội nghị Thành Đô phía Việt Nam đã chấp nhận 5 quy ước gồm: “Xác định chủ quyền vùng đảo Bạch Long Vĩ và Vịnh Bắc Bộ, núi Lão Sơn thuộc về TQ, xác định chủ quyền biên giới Trung-Việt từ đất liền đến Biển Đông, Áp đặt luật pháp Trung Quốc vào Việt Nam, kế hoạch đưa quân đội Trung Quốc vào Việt Nam.” (!?)

Trong bối cảnh tình hình biển đông liên tục căng thẳng các tin đồn này được đưa lên mạng đã gây không ít hiệu ứng những người ít hiểu biết về tình hình chính trị Việt Nam thì cảm thấy sốc và có thể trở nên căm giận, những người có niềm tin nhưng nếu chưa từng được biết cụ thể hội nghị Thành Đô bàn bạc điều gì thì cũng dễ hoang mang trong lòng.

Các ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là nhân chứng của Hội nghị Thành Đô. Bên trái là Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Các ông Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười là nhân chứng của Hội nghị Thành Đô. Bên trái là Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đối chiếu thông tin của hai bài blog này chúng ta đã thấy mỗi người nói mỗi khác, ông Lê Duy San kêu là Việt Nam xin làm khu tự trị của Trung Quốc và Trung Quốc đã đồng ý cho Việt Nam 30 năm để chuẩn bị đến năm 2020 sẽ sát nhập trong khi đó ông Huỳnh Tâm lại phán rằng ông Nguyễn Văn Linh ký kết năm điểm như vừa nói ở trên, đặt ngược lại câu hỏi rằng nếu lời ông Lê Duy Tân là đúng thì cần gì phải ký kết năm điểm như lời ông Huỳnh Tâm nói bởi vì đã nhận là khu tự trị thì cần gì phải phân định cắm mốc biên giới trên bộ và trên biển, đã xin tự trị tức là đem cả nước dâng nộp thì cần gì phải thừa nhận một cái núi Lão Sơn cỏn con là lãnh thổ Trung Quốc.

Do đó đủ thấy hai bài viết của Lê Duy Tân và Huỳnh Tâm là thiếu cơ sở mà có khi cũng chỉ là suy diễn hoặc thậm chí là địa đặt, nhìn sang các sự kiện gần đây như sự kiện giàn khoan năm 2014 nếu có chuyện Việt Nam đồng ý với năm 2020 sáp nhập vào Trung Quốc chỉ cần gì Trung Quốc phải vội vàng mang giàn khoan với hơn 100 cái tàu to tàu nhỏ sang đặt cách bờ biển Việt Nam chỉ vài chục hải lý để nắn gân Việt Nam xem mềm hay cứng , nếu chắc chắn chỉ còn sáu năm nữa toàn bộ đất nước Việt Nam gồm cả đất liền và hải đảo là của Trung Quốc hết rồi thì năm 2014 cần gì Trung Quốc phải hao tâm tổn trí như vậy.

Về phía Việt Nam nếu năm 1990 đã ký mật ước đồng ý đến năm 2020 làm khu tự trị của Trung Quốc thì cần gì phải mua sắm máy bay, tàu ngầm, tàu chiến của Nga và hiện nay đang đàm phán khắp nơi để mua bán các loại vũ khí phòng thủ đất nước, rồi tình báo Mỹ vốn được tiếng là ở chỗ nào cũng đánh hơi được chẳng lẽ không biết Việt Nam mấy năm nữa thuộc Trung Quốc rồi mà vẫn còn nới bỏ cấm vận Việt Nam và còn định bán vũ khí cho Việt Nam thì há chăng chẳng phải là dại dột, bằng cách đặt ngược lại câu hỏi một chút như vậy chúng ta cũng đã thấy có nhiều điều vô căn cứ.

Vậy rốt cuộc hiệp ước Thành Đô bàn về cái gì?

Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời trong chính thông tin của những nhân chứng lịch sử, đó là những người trong cuộc cho đến thời điểm hiện nay trong số những lãnh đạo cấp cao thời kỳ đó chỉ mới có thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ là đã công bố hồi ký của mình, trong Hồi ký Trần Quang Cơ. Ông cho biết kết quả hội nghị Thành Đô là một bản tóm tắt 8 điểm trong đó có đến 7 điểm nói về vấn đề Campuchia và chỉ có 1 điểm nói về quan hệ Việt – Trung .Cố thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ cho biết sau hai ngày nói chuyện kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là biên bản tóm tắt gồm 8 điểm và có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia chỉ có một điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Để rõ hơn về hội nghị này mới các bạn đọc thêm trong chương 13 và chương 14 của hồi ký Trần Quang Cơ sẽ hiểu hơn, xin nói thêm thứ trưởng Trần Quang Cơ là một cán bộ cấp cao và thời kỳ đó thường được nghe dự thính các cuộc họp của Bộ Chính trị Việt Nam, thậm chí đến đại hội 7 của Đảng, ông còn được xem xét lên thay Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch nhưng ông lấy lý do già yếu nên xin nghỉ. Bởi thế ông Trần Quang Cơ có tư cách là người trong cuộc những điều ông nói về nội dung hội nghị Thành Đô là điều có thể tin được.Thứ trưởng Trần Quang Cơ đã chỉ rõ trong Hội nghị Thành Đô thì nội dung chỉ gồm tám điểm trong đó 7 điểm bàn về vấn đề Campuchia và một điểm nói về việc bình thường hóa quan hệ Việt – Trung do đó có thể nói một cách khẳng định rằng hoàn toàn không có chuyện đến năm 2020 Việt Nam trở thành khu tự trị của Trung Quốc như một số người rêu rao trên mạng.

Giải độc tin đồn năm 2020 Việt Nam sáp nhập vào Trung Quốc
Giải độc tin đồn năm 2020 Việt Nam sáp nhập vào Trung Quốc

==================

* Bài viết được mình hiệu chỉnh và tổng hợp từ báo Nhân Dân và bản tin của kênh VNYoutuber
** Mình search google keyword Hội nghị Thành Đô thì ngoài wikipedia và báo Nhân Dân thì còn lại toàn tin “lề trái”. Tìm trong fnew cũng chưa thấy bài nào nói về vấn đề này nên mong đây sẽ là tư liệu phản biện về cái gọi là “Hiệp ước Thành Đô”.

Phạm Hòa

0 ( 0 bình chọn )

thienvt

https://thienvt.com
thienvt - Founder, coder, ngáo ngơ tại vncrawl.com. Mê code, seo, gái... Thích đủ thứ

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm