Lịch sử thế giới

Lịch sử hình thành cộng hòa La Mã cổ đại

Cộng hòa La Mã tồn tại ổn định hàng trăm năm nhờ vào mô hình chính quyền hỗn hợp điều hành bởi quốc hội. Vậy lịch sử hình thành Cộng Hòa La Mã cổ đại như thế nào? Hãy cùng Khám Phá Lịch Sử tìm hiểu nhé!
1970
Lịch sử hình thành cộng hòa La Mã cổ đại

Cuộc bắt cóc phụ nữ tập thể của người La Mã

Câu chuyện xảy ra khi thành Rome mới được thành lập, do bị thừa dương thiếu âm nên các anh giai La Mã đã làm một cuộc thương lượng với dân thành Sabines (một quốc gia lân cận) để xin cho đàn ông La Mã được cưới phụ nữ Sabines, nhằm mở rộng dân số.

Tức mình, Romulus, vị vua của thành Rome quyết định bày ra một trò. Nhân lễ hội mừng thần Neptune (Poseidon phiên bản La Mã), ông ta cho mở một lễ hội cực hoành tráng và cho mời dân chúng ở khắp mọi nơi trên bán đảo Ý đến tham dự, trong số đó có cả những người Sabines.

Và thế là ngay giữa lễ hội, đợi những người Sabines đến đông, những binh lính La Mã phục sẵn ở trong trào ra thi nhau bắt cóc phụ nữ Sabines. Những người đàn ông Sabines cũng cố gắng chống cự để bảo vệ gái làng nhưng mà đang mặc thường phục, lại còn với tâm thế đi chơi thì làm sao mà chống lại được. Thế là người Rome thành công trong việc bắt cóc phụ nữ Sabines. Tuy nhiên, sau đó không có vụ hãm hiếp nào xảy ra như họ tưởng.

Romulus, vua của thành Rome bèn đứng ra nói chuyện với những người phụ nữ rằng :

Chúng tôi không ép buộc các cô phải lấy đàn ông Rome. Các cô có quyền chọn bạn đời của mình. Nhưng hãy nhớ rằng quyết định ngăn cấm đôi bên đến với nhau là từ những người cha gia trưởng của các cô chứ không phải là chính từ quyết định của các cô, để thỏa mãn lòng kiêu hãnh của họ. Vì vậy, nếu các cô tự nguyện đi theo chúng tôi và lập gia đình ở đây, các cô sẽ có quyền kết hôn hợp pháp, có quyền trở thành công dân chính thức của Rome và có quyền được hưởng tài sản cũng như tất cả quyền dân sự của một công dân Rome. Và hơn thế nữa, chẳng có gì thiêng liêng hơn sự kết hợp của hai trái tim và những đứa con của họ.

Thế hóa ra cứ tưởng sắp bị làm nhục đến nơi, nhưng lại nghe quá là bùi tai, nên hầu hết những người phụ nữ Sabines bị bắt cóc đều đồng thuận. Còn những người đàn ông đi cùng họ thì được thả về quê nhà.

Câu chuyện cưỡng đoạt phụ nữ Sabine là nguồn cảm hứng của nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Ngày nay bảo tàng nghệ thuật Louvre, Paris, Pháp vẫn còn lưu giữ nhiều bức tranh nổi tiếng về lịch sử thế giới, trong đó có bức tranh “The Rape of Sabine Women” (Được dịch là “Cưỡng đoạt thiếu nữ thành Sabine” hay “Bắt cóc thiếu nữ thành Sabine”).

Bức tranh The Rape of Sabine Women (Cưỡng đoạt thiếu nữ thành Sabine) của Nicolas Poussin
Bức tranh The Rape of Sabine Women (Cưỡng đoạt thiếu nữ thành Sabine) của Nicolas Poussin.

Những người phụ nữ Sabines bế con ra chiến trận

Không lâu sau đó thì Rome lần lượt hạ gục hầu hết tất cả các ngôi thành khác trên bán đảo Ý, và trở thành một quốc gia hùng mạnh. Chỉ có thành Sabines là vẫn chưa khuất phục, và bởi vì đã có mối thâm thù “Bắt cóc thiếu nữ thành Sabine” từ trước nên người Sabines hăng hái tấn công phủ đầu.

Vua Titus Tatius của thành Sabines gần như đã thành công trong việc chiếm được Rome, nhờ vào sự phản bội của Tarpeia, con gái của thống đốc đồi Capitoline. Cô ta mở cổng thành phố cho người Sabines để đổi lấy “những gì họ mang trên tay” theo thoả thuận. Cô ta nghĩ rằng mình sẽ nhận được những chiếc vòng tay vàng của người Sabines, nhưng thay vào đó, người Sabines lao vào thành và nghiền nát cô đến chết bằng khiên của họ. Cơ thể cô được chôn cất hoặc ném từ một tảng đá mà về sau được gọi là Tarpeian Rock.

May mắn là mấy thanh niên La Mã vẫn trụ vững, nên Titus không chiếm được thành.

Về sau, thành Rome hội quân phản công, và hai bên định lao vào một cuộc chiến khốc liệt một mất một còn cho tới khi những người phụ nữ xuất hiện cùng với những đứa con trên tay, đó chính là những người phụ nữ gốc Sabines mà trước kia bị người Rome bắt cóc về và nhận lời ở lại.

Họ bế con đứng ra giữa hai hàng quân và nói:

Có đời thủa nào mà cha vợ và con rể lại giết nhau như thế? (họ ẩn dụ dân Sabine là “cha vợ” vì thành Sabine là quê cũ của họ chứ không có nghĩa là quân Sabine toàn mấy ông già nhé) Có đời thủa nào mà bậc cha ông lại khiến cho con cháu của họ lâm vào cảnh mang tội sát hại người thân và máu mủ mình như thế? Nếu các anh oán hận về mối hôn phối này, nếu tất cả đều là do các cuộc hôn nhân của chúng tôi, vậy thì hãy trút sự oán giận của các anh lên chúng tôi đây này! Chúng tôi là nguyên nhân của chiến tranh, chúng tôi đã gây ra những vết thương và máu đổ cho chồng và cha của chúng tôi. Vậy thì thà để chúng tôi chết đi trên chiến trừờng này còn hơn là phải chịu cảnh góa bụa hoặc mồ côi trong nhục nhã.

Sau khi thấy những người phụ nữ cư xử như thế, cả hai bên đã buông vũ khí làm hòa, kết thúc chiến tranh.

Les Sabines (The Intervention of the Sabine Women) (Sự can thiệp của phụ nữ Sabine) của họa sĩ Jacques – Louis David bảo tàng tại Louvre.

Hai vương quốc Rome và Sabines nhập lại thành một, vẫn mang tên Rome, và hai vị vua Titus cùng với Romulus chia nhau quyền trị vì một vương quốc chung.

Có lẽ chính cái sự “một nước hai vua” này đã làm cảm hứng để sau này La Mã trở thành một nước Cộng Hòa, được điều hành bởi quốc hội và không có vua.

0 ( 0 bình chọn )

thienvt

https://thienvt.com
thienvt - Founder, coder, ngáo ngơ tại vncrawl.com. Mê code, seo, gái... Thích đủ thứ

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm