Tuy nhiên nó lại không được đúng cho lắm và sự thật trong lịch sử thế giới thì mặc dù cả 2 dân tộc có nhiều điểm chung về văn hóa và lịch sử nhưng người Turk lại chưa bao giờ có được địa vị ngang với người Mông Cổ:
– Ngoại trừ các tộc Turk đầu hàng từ sớm và có mối quan hệ gần gũi với Thành Cát Tư Hãn (Onggud, Uighur,…) các tộc Turk còn lại phải chịu đựng sự khinh bỉ và đàn áp từ tầng lớp tinh hoa Mông Cổ: người Turk Kipchak/Cuman bị bắt thành nô lệ và phải bỏ chạy đến Châu Âu, người Turk ở Anatolia phải hứng chịu những cuộc cướp phá, bị đẩy ra khỏi các bãi chăn thả truyền thống và bị buộc phải di cư về phía Tây,…
– Vai trò của người Turk trong Đế quốc Mông Cổ thường hay bị phóng đại trong văn hóa đại chúng, một ví dụ là tỉ lệ quân Turk trong cuộc Tây tiến của Bạt Đô Hãn 1237 – 1242, một phần là do câu chuyện Truật Xích chỉ được ban cho 4000 nghìn hộ gia đình Mông Cổ, tuy nhiên con số này nên được hiểu là “ban thêm” chứ không phải là “tất cả”, sự thật là Bạt Đô cũng như các hoàng thân Truật Xích nói chung đều sở hữu những lực lượng thân binh Mông Cổ đáng kể, hơn thế nữa là vào năm 1237 lãnh thổ của dòng Jochi vẫn chưa bao trọn lấy vùng thảo nguyên phía bắc Pontus và Caspi – nơi có lượng dân Turk đáng kể, cộng thêm số quân mà các hoàng thân Mông Cổ và tướng quân Mông Cổ góp quân cho Bạt Đô đều phần lớn là quân Mông Cổ, quân Turk có thể chiếm số lượng nhiều nhưng không đến mức áp đảo so với quân Mông Cổ trong cuộc chinh phạt này như người ta vẫn tưởng.
– Gần như rất khó để tìm được những chỉ huy quân sự hay quý tộc Turk có ảnh hưởng lớn trong các Hãn quốc Mông Cổ, trong số hàng chục hôn ước liên minh ở Kim Trướng Hãn Quốc chỉ có một vài trong số đó là với người Turk, các Hãn của Y Nhi xem dân Turk như một bọn phản trắc và bất trị, thậm chí Khiếp Tiết của Y Nhi Hãn Quốc còn có cả một bộ phận dành cho các hiệp sĩ Kitô Georgia nhưng người Turk lại không được có đặc quyền này, một ví dụ cá biệt là một số ít chỉ huy Turk của nhà Nguyên có được trọng dụng và có địa vị cao (thậm chí là trở thành Khiếp Tiết) tuy nhiên khi tiến hành luận công ban thưởng thì vẫn phải “để người Mông Cổ lên trước”.
-Mặc cho sự Turk hóa của các lãnh thổ Mông Cổ vào thế kỷ 14, các hoàng tộc có quan hệ máu mủ với Thành Cát Tư Hãn vẫn được coi trọng và các Hãn quốc du mục ở Trung Á sau này vẫn giữ cho mình một danh tính truy về tổ tiên Mông Cổ: Timur, Uzbek,… là minh chứng cho thấy cái danh “Mông Cổ” thì vẫn là một cái gì đó rất quan trọng và cao quý.
Chú thích: Mông Cổ ở đây để chỉ các dân tộc được xem là “Mông Cổ” bởi Đế quốc Mông Cổ, không quan trọng dân tộc đó gốc gác ra sao hay nói tiếng gì, và Turk là các dân tộc nói tiếng Turk nhưng không được xem là Mông Cổ.
Sultan-i Rum