Lịch sử thế giới

Sơ lược tình hình Nhật Bản trước cải cách

Bài viết này về tình hình Nhật Bản trước cải cách dựa trên sách Lịch sử thế giới trung, cận đại và góc nhìn cá nhân của tác giả, mời các bạn cùng Khám Phá Lịch Sử cùng thảo luận nhé.
427
Sơ lược tình hình Nhật Bản trước cải cách

1. Nông nghiệp

Thời mạc phủ Tokukawa là 1 giai đoạn ổn định chung lâu dài của Nhật, kéo dài suốt 250 năm 1603-1867 giúp Nhật Bản có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện, nhất là nông nghiệp – không phải lo chiến tranh bên ngoài, lực lượng, tư liệu sản xuất ít xáo trộn.
Dù diện tích đồng bằng thấp- chỉ 15% canh tác được nhưng khí hậu ôn đới có đặc điểm hải dương ( ẩm hơn, đỡ khắc nghiệt hơn khí hậu lục địa).

Lúa cấy được 3 vụ, ngoài ra có thể luân canh nhiều loại cây nông cũng như công nghiệp khác. Đặc biệt những cây công nghiệp như múa, đường, thuốc lá, chàm, sơn, dâu tằm có sự chuyên cạnh địa phương rõ nét – kiểu như bây giờ là quy hoạch vậy.
Diện tích những cây phục vụ công nghiệp và thị trường tăng nhanh như bông, dâu, chè,… Nửa đầu tk 19, diện tích những cây này ở những trung tâm như Osaka, Kyoto đã vượt lúa gạo

Sản lượng lương thực tăng lên rõ nét dù diện tích đất hầu như ít thay đổi (Nhật vẫn giữ diện tích 300.000 km2 hơn ngàn năm rồi) – năm 1598 sản lượng là 1850 vạn thạch đến năm 1789-1837 đạt 3042 vạn thạch. Thạch hay koku là đơn vị đo thể tích khoảng 180 lít , là lượng gạo nuôi đủ 1 người trong 1 năm. Như thế đến những năm cuối thế kỷ 18, đầu 19, Nhật đủ nuôi 30 triệu dân theo lý thuyết.

Tuy thế, sang giữa thế kỷ 19, chế độ phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến rơi vào bế tắc, suy thoái kéo theo nông nghiệp có 1 số thoái trào nhất định. Đất bị cấm mua bán nhưng thực tế diễn ra gán đất quy mô lớn. Mất mùa, đói kém diễn ra. Trong 50 năm từ 1790-1840, diễn ra 22 lần mất mùa, nạn đói diễn ra hầu khắp cả nước.

2. Thủ công nghiệp và tiền công nghiệp

Thủ công nghiệp thời Edo rất phát triển trong đó tơ sống, lụa, vải,… là quan trọng nhất . Chúng vừa đáp ứng nhu cầu trong nước lại còn được bán ra nước ngoài.

Đầu thế kỷ 19, Nhật đã ở vào thười kì tiền tư bản chủ nghĩa. Có rất nhiều công trường thủ công khai thác vàng, bạc, sản xuất tơ lụa, gấm, giấy,… Có khoảng 400 công trường thủ công có trên 10 công nhân.

Cảnh các phiên cống mạc phủ ở Edo
Cảnh các phiên cống mạc phủ ở Edo

Sự phát triển thủ công, tiền công nghiệp đó còn nhờ sự phát triển thành thị của Nhật cùng sự gia tăng thị dân. Do quan hệ phong kiến tan rã, hàng vạn cư dân đổ vào thành thị kiếm việc làm. Những thành phố như Edo, Kyoto, Osaka vào đầu tk 18 đã có hàng chục vạn cư dân, Edo có gần 60 vạn, Osaka có khoảng 30 vạn.

Cảnh phố xá thời Edo
Cảnh phố xá thời Edo

Do đặc điểm nền sản xuất kinh doanh, công trường thủ công khá phân tán, nông dân nhận nguyên liệu từ chủ rồi làm tại nhà, sau đó nộp cho chủ, thực tế còn lĩnh lương từ các nhà buôn.

Sự tiêu thụ vải nhiều cho phép xuất hiện nhiều thủ công dệt nửa đầu tk 18. Ở công quốc Satsuma có nhiều xí nghiệp sản xuất tơ lụa thuê từ 20 đến 30 công nhân. Vào nửa sau thế kỷ 18, có đến 100 công trường thủ công sản xuất lụa, vải do phong kiến tổ chức quản lý, Ở Tokyo năm 1850 có công trường có 10-20 máy dệt.

Trong những năm 50-60 xuất hiện công nghiệp luyện thép và các công xưởng đóng tàu ở các công quốc Tây Nam.

Tuy thế công nghệp NB phát triển có nhiều khí khăn do sự biệt lập của các công quốc, chính sách quản lý chặt chẽ nông dân. Đến giữa thế kỷ 19, số công trường thủ công lên đến hàng trăm nhưng công nghiệp chế tạo chưa ra đời. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp Nhật so với thế giới còn thấp. Năm 1867, tỷ lệ này với ngành đúc đồng là 6%, tơ là 10% – thế này mà sách kêu thấp.

Một automaton - máy tự động- thời Edo, thể hiện sự học hỏi kỹ thuật của NB. Máy là người nộm có thể lấy tên, giương cung bắn
Một automaton – máy tự động- thời Edo, thể hiện sự học hỏi kỹ thuật của NB. Máy là người nộm có thể lấy tên, giương cung bắn

3. Thương nghiệp

Khi mới lên cầm quyền, Tokugawa Leyasu vẫn đẩy mạnh giao dịch với bên ngoài. Những thuyền này được cấp chứng chỉ “Ngự chu ấn trạng” và chúng còn gọi là Chu ấn thuyền. Chúng đã buôn bán khắp đông Nam Á, giao dịch với các nước phương Tây như Anh, Bồ, Hà Lan, TBN, Ý,.. thậm chí tận Mehico.

Chu Ấn thuyền có sự kết hợp kỹ thuật Đông lẫn Tây
Chu Ấn thuyền có sự kết hợp kỹ thuật Đông lẫn Tây

Sang năm 1639, Nhật Bản ban bố lệnh tỏa quốc- nhưng vẫn giao dịch hạn chế với Hà Lan ở Nagasaki. Tuy ngoại thương sụt giảm nhưng nội thương lại phát triển mạnh. Nhiều thành phố như Tokyo, Kyoto, Osaka trở thành trung tâm thương nghiệp. Như ở Osaka, mỗi năm có đến 4 triệu thạch gạo được chở tới để buôn bán.

Số thương đoàn, thương hội cũng phát triển, như Osaka thương đoàn gạo có đến 1351 người, thương hộ Edo có 2100 thương gia. Nhật Bản có đến 70 nhà triệu phú. Có những người như Mitsu, Sumitomo kinh doanh từ tk 17 cho đến sau này. Chúng manh nha dần những hình thức tư bản độc quyền sau này.

4. Kỹ thuật

Tuy tiếp thu, học hỏi văn minh Trung Hoa khá muộn nhưng hầu hết thành tựu kỹ thuật Trung Hoa lại được bảo tồn, duy trì tốt ở Nhật như: xe chỉ Nam, máy đào đất,…

Bên cạnh đó, nhờ quan hệ buôn bán thường xuyên với Hà Lan, văn hóa kỹ thuật phương Tây vẫn lan truyền vào Nhật. Nó bùng lên một phong trào trong giới trí thức, học tập, nghiên cứu theo phương tây, nó gọi là “Hà Lan học”. Nhờ đó Nhật tiếp thu ít nhiều khoa học, kỹ thuật phương Tây, giúp rút ngắn phần nào khoảng cách giữa Tây và Nhật.

Sách Hà Lan học
Sách Hà Lan học

===============

Dễ thấy sự phát triển kinh tế xã hội Nhật còn biểu hiện qua sự phong phú, đa dạng, đặc sắc về văn hóa Nhật – biểu hiện vô cùng rõ nét.

Ngoài ra ta còn thấy bức tranh bình minh tư bản trong nền kinh tế Nhật Bản, cùng những điều kiện khác cho thấy không phải tự nhiên ở châu Á chỉ có Nhật có thể cải cách thành công toàn diện ( Thái cải cách nửa vời) , mà cũng không tự nhiên ở châu Á chỉ Nhật mới vươn tầm đế quốc cho đến bây giờ.

Van Cao Nguyen

0 ( 0 bình chọn )

thienvt

https://thienvt.com
thienvt - Founder, coder, ngáo ngơ tại vncrawl.com. Mê code, seo, gái... Thích đủ thứ

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm