Chủ đề tiếng Việt này có lẽ là muôn thuở nếu như mà tình trạng văn hoá xã hội vẫn còn như hiện nay.
Nói về ngôn ngữ học là cả 1 chủ đề dài. Mỗi quốc gia, lãnh thổ, hay mỗi vùng địa phương lại có những đặc trưng của riêng mình. Ở đây tôi muốn nói đến 1 số điểm tôi cho là vừa lý thú đến kỳ lạ trong tiếng Việt, có phần hơi “bất quy tắc” nếu nói nhẹ nhàng, hoặc “tuỳ tiện” nếu nói nặng nề; nhưng cũng có thể hiểu ngược lại: tiếng Việt rất phong phú, nhưng cũng có những lý do giản dị riêng.
Chẳng hạn từ “Ăn” trong tiếng Việt, được sử dụng làm từ ghép đối với rất nhiều từ khác, nhưng không hề có 1 quy tắc chung nào vì rất nhiều từ nghĩa khác nhau.
Từ “Ăn” với nghĩa ban đầu là chỉ việc ăn uống. Tuy nhiên có rất nhiều từ ghép khác hẳn nghĩa: ăn ở, ăn mặc, ăn diện, ăn cướp, hay ví dụ là ăn nằm.
Lý giải về sự phổ biến này, GS Trần Ngọc Thêm trong cuốn tìm về bản sắc dân tộc Việt Nam có nói: Do truyền thống lúa nước và nông nghiệp, nên văn hoá Việt Nam rất thực tế và đề cao chuyện Ăn. Ăn phải đi hàng đầu. Chả thế mới có câu: Có thực mới vực được đạo.
GS Thêm nói đây là văn hoá xu hướng “sống để ăn”, thay vì “ăn để sống” như phương Tây.
Chỉ riêng lý giải những từ ghép trên cho trẻ, cũng không đơn giản. Bởi vì, đó là những sự kết hợp bất quy tắc, làm biến đổi nghĩa ban đầu.
Hoặc ví dụ này: Hai từ thắng và bại có nghĩa trái ngược nhau.
Nhưng người Việt nói: đánh thắng, và đánh bại, thì lại có nghĩa giống nhau.
…….
Còn vô vàn ví dụ kiểu như vậy trong tiếng Việt.
Hoặc những năm gần đây tiếng Việt còn được kết hợp các từ mới trên mạng xã hội mà thật ra rất vô nghĩa: như xoạc, chịch, hay gì mà lếu lều…..
Nhưng có phải chỉ những năm gần đây? Không phải, mà từ xưa đã có. Ví dụ: Quật Khởi là cái gì? Hay thậm chí là Tĩ Tã là gì….?
Xem thêm: Nói lái – Nét đặc sắc của văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam
Ngôn ngữ nào cũng có sự bất quy tắc, ngay trong tiếng Anh còn có bảng động từ bất quy tắc (những động từ ko tuân theo quy tắc khi chuyển sang dạng bị động). Nhưng trong tiếng Việt sự quy tắc dường như là hiếm hoi.
Ngôn ngữ ảnh hưởng đến tư duy. Chính sự bất quy tắc này, nên nhiều người Việt mới có văn hoá tự do, tư duy lộn xộn thiếu logic và quy tắc: có thể nhìn thấy ngay trên đường phố, hoặc trong công sở (dù công sở là khái niệm của văn hoá tư bản tây).
Vài năm trước, tôi nhớ có ông Hồ Ngọc Đại định cải cách phương pháp dạy tiếng Việt, mà nhờ vào các công thức đó tiếng Việt trông quy tắc hơn hẳn. Tiếc rằng điều đó không được thị trường đón nhận vì nhiều điều chưa phù hợp.
Nam Lê