Văn hóa thế giới

Ảnh hưởng của Hy Lạp lên sự hình thành Phật Giáo Đại Thừa

Sự hình thành Phật Giáo Đại Thừa (Bánh xe lớn) có chịu sự ảnh hưởng từ triết học và tôn giáo của Hy Lạp hay không? Đó là câu hỏi trên Reddit và nhận được rất nhiều thảo luận. Mời các bạn cùng tham khảo!
625
Ảnh hưởng của Hy Lạp lên sự hình thành Phật Giáo Đại Thừa

u/RickleTickle69:

Gần đây tôi đã được đọc về Phật giáo Hy Lạp Hóa ở Vương quốc Greco-Bactrian cổ đại (256 trước Công nguyên – 125 trước Công nguyên) và Ấn Độ (180 trước Công nguyên – 10 sau Công nguyên), bao gồm các phần của Trung Á, Iran, Pakistan ngày nay và Ấn Độ. Tôi thấy nó thực sự hấp dẫn, và nó để lại cho tôi một số câu hỏi. Cho phép tôi viết một bản tóm tắt lịch sử cho những người có thể không biết tôi đang nói về cái gì. Nó sẽ dài đấy, nhưng tôi hứa rằng nó thực sự khá thú vị. Đối với những người đã biết tôi đang nói về thứ gì, bạn có thể bỏ qua đoạn tiếp theo.

Hai vương quốc này từng một thời là một vương quốc Greco-Bactrian ở vùng Bactria ở Trung Á, nơi một bản sắc Hy Lạp khác biệt từng được hình thành giữa các quan chức Hy Lạp lưu vong trong thời kỳ Achaemenids. Điều này chỉ được củng cố sau khi các cuộc chinh phạt của Alexander Đại Đế kết nối họ với phần còn lại của thế giới Hy Lạp. Hóa ra hai vương quốc này từng là trung tâm thương mại đa dạng và là mối liên kết trong giữa Đông và Tây mà sau này là tiền đề cho việc thành lập Con đường tơ lụa.

Người sáng lập Vương quốc Ấn – Hy Lạp – Vua Demetrius I a.k.a Mi Lan Đà – đã trở thành một người cải đạo sang Phật giáo giống như nhiều quan chức Hy Lạp của ông đã làm, và Phật Giáo bắt đầu hòa nhập với Hellenism (tôn giáo và văn hóa Hy Lạp), sau đó lan rộng khắp hai vương quốc. Do thương mại và dân cư trong biên giới của họ, sự đa dạng văn hóa đã dẫn đến việc chủ nghĩa Hy Lạp, Zoroastrianism (tôn giáo Ba Tư tiền Hồi giáo), Bà La Môn giáo (tiền thân của Ấn Độ giáo) và Phật giáo đều có sự trao đổi tư tưởng cho nhau. Đây được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập Phật giáo Đại thừa, trường phái thống trị của Phật giáo ở Đông Á hiện đại.

Trên thực tế, chính nhờ các nhà sư từ Gandhara (ở Pakistan ngày nay) mà Phật giáo Đại thừa đã lan sang Tây Tạng và Trung Quốc, sau đó đến Hàn Quốc và Nhật Bản. Như vậy, từ sự lai ghép văn hóa sớm hơn mà từ đó Đại thừa xuất hiện. Triết học, tôn giáo và nghệ thuật Hy Lạp đã để lại dấu vết của họ trên khắp châu Á.

Trên thực tế, bức chân dung mang hình người đầu tiên của Đức Phật đã được tìm thấy ở Gandhara và được cho là lấy cảm hứng từ những điêu khắc của người Hy Lạp về các vị thần của họ, như Apollo chẳng hạn. Theo truyền thống Ấn Độ trước đó, họ thường chỉ miêu tả ông bằng các biểu tượng, chẳng hạn như Cây bồ đề. Như vậy bạn có thể tưởng tượng rằng Đức Phật đã thực sự được điêu khắc bởi người Hy Lạp …!

Để nhấn mạnh hơn nữa ảnh hưởng văn hóa này, cũng có tác phẩm nghệ thuật cho thấy Heracles (Hercules) từng là người bảo vệ của Đức Phật. Và người ta nghĩ rằng tác phẩm nghệ thuật này có thể đã truyền cảm hứng cho Vajrapani Kim Cương Thủ Bồ Tát – một trong những vị Bồ tát của Phật giáo Đại thừa – và là hóa thân của vị thần Nhật Bản sau này, Shukongoushin. Thật thú vị khi xem xét có bao nhiêu trao đổi văn hóa đã diễn ra trong những ngày đó.

Tuy nhiên, điều này đã để lại cho tôi một số câu hỏi. Tất nhiên, đó không chỉ là về việc chủ nghĩa Hy Lạp ảnh hưởng đến Phật giáo. Điều này cũng xảy ra theo cách khác. Tôi tìm thấy một ví dụ về cách Phật giáo ảnh hưởng ngược lại đến chủ nghĩa Hy Lạp và triết học phương Tây hiện đại của chúng ta bằng cách truyền cảm hứng cho một số ý tưởng hoài nghi học của Pyrros, sau khi ông đến thăm Bactria.

Tôi đã tìm thấy những bằng chứng về cách nghệ thuật Hy Lạp ảnh hưởng đến nghệ thuật Phật giáo và cách thần thoại Hy Lạp cho thấy ảnh hưởng của nó đối với đức tin của Phật giáo Đại thừa, nhưng tôi không thể tìm thấy bất kỳ ví dụ cụ thể nào khác về triết học hay tôn giáo Hy Lạp ảnh hưởng đến Phật giáo Đại thừa. Nói cách khác, những ảnh hưởng của Hy Lạp đóng vai trò chính trong việc hình thành Phật giáo Đại thừa, điều này làm cho nó khác biệt với Phật giáo Nguyên thủy trước đó đúng không? Những gì các phật tử Đại thừa hiện đại vẫn thực hành hoặc tin vào phải chăng là di sản của Hy Lạp cổ đại ?

Nếu bất cứ ai trong các bạn có thể cung cấp một số cái nhìn sâu sắc về những câu hỏi này hoặc thậm chí có thể gợi ra làm thế nào các ý tưởng Zoroastrian hoặc Brahmanic cũng có thể đã ảnh hưởng đến Phật giáo, tôi sẽ rất cảm ơn! Trên thực tế, nếu bạn có thêm bất kỳ ví dụ nào về việc Phật giáo, Zoroastrianism hay Brahmanism có thể ảnh hưởng đến văn hóa Hy Lạp như thế nào, tôi cũng sẽ rất thích thú!

u/animuseternal:

Tôi đã tìm thấy những bằng chứng về cách nghệ thuật Hy Lạp ảnh hưởng đến nghệ thuật Phật giáo và cách thần thoại Hy Lạp cho thấy ảnh hưởng của nó đối với đức tin của Phật giáo Đại thừa, nhưng tôi không thể tìm thấy bất kỳ ví dụ cụ thể nào khác về triết học hay tôn giáo Hy Lạp ảnh hưởng đến Phật giáo Đại thừa.

Thực ra thì chúng ta chưa có các bằng chứng khác. Tất cả những gì chúng ta biết là sự ảnh hưởng của Hy Lạp lên Phật Giáo trong nghệ thuật, và chúng ta mới chỉ phát hiện ra chúng trong vài thập kỷ qua.

Đó là một câu hỏi tuyệt vời. Có những học giả dành cả cuộc đời để tìm ra nó. Chúng ta chỉ mới đang vạch ra bề mặt của sự thật ngay bây giờ, và bởi vì một lượng lớn di tích đã bị thất lạc, chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết toàn bộ câu chuyện.

0 ( 0 bình chọn )

thienvt

https://thienvt.com
thienvt - Founder, coder, ngáo ngơ tại vncrawl.com. Mê code, seo, gái... Thích đủ thứ

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm